Về nhà mới, nhà cửa trống huơ trống hoác, nên tranh thủ đi mua đồ dùng về để đãi các bạn gần xa...mời các bạn xơi trà nóng
rồi cùng đón đọc nhé.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
"…Nếu mình tự hiểu được mình,
Trương Chi đâu có thất tình Mỵ Nương.
Nếu mình tự hiểu quê hương,
Thì Từ Thức chẳng lạc đường trần gian…"
(Sưu tầm)
Hai Ông Cháu - TNV
Tôi muốn kể bạn nghe câu chuyện có thật về "Hai Ông Cháu" ở một ga xép nhỏ thuộc miền núi trung du.
Vào những năm của thế kỷ trước (nghe thật xa xôi phải ko?) tôi thường đi công tác trên những chuyến tàu lên một tỉnh miền núi. Ga xép heo hút, khác hẳn nhà ga ở thành phố, hàng quán không có, người người đi lại cũng ít ỏi vì hàng ngày ở đó, chỉ có hai chuyến tàu lên và tàu xuống, đến và đi cũng rất nhanh….
Tàu khởi hành từ ga chính của một tỉnh miền núi sau đó đến 1 ga xép nhỏ của miền trung du heo hút vắng vẻ chỉ có dăm ba người gồng gánh lên xuống vội vã.
Đoàn tầu bắt đầu chuyển bánh rời ga
Mỗi lần tôi đi qua, ngày nắng cũng như ngày mưa, mặc cho giá rét lạnh đến tê người, ở phía cuối sân ga mọi người vẫn nhìn thấy có hai ông cháu đứng tựa bên nhau giơ tay vẫy theo đoàn tàu bắt đầu tăng tốc độ rời ga, …. Tiếng vọng của bánh xe miết trên đường ray xa dần xa …dần chỉ còn lại những vệt khói trắng bay lên tỏa dần rồi biến mất trên những ngọn đồi lúp xúp hoa sim tím.
Bất cứ ai đi trên những chuyến tàu qua ga xép nhỏ ấy, và lần nào cũng vậy, đều thấy hai ông cháu cứ giơ tay vẫy - vẫy mãi theo đoàn tàu khuất dần phía chân trời…
Trên các toa tàu, có người ngập ngừng giơ tay chào lại hai ông cháu, thi thoảng có người nhoài cả người ra cười thật tươi, và cũng có người trầm ngâm im lặng nhìn 2 ông cháu với ánh nhìn lạ lẫm mang chút khó hiểu….
Cứ thế, cứ lần này đến lần khác, mỗi khi tôi đi qua, tôi đều nhìn thấy hai ông cháu đứng đó vẫy chào khi đoàn tàu chầm chậm rời sân ga…..
Bẵng đi một thời gian, rồi một ngày……
Trên những chuyến tàu tôi qua, tôi không còn thấy ông lão đâu chỉ còn lại mình cậu bé.
Cậu bé đó vẫn đứng một mình, đúng chỗ 2 ông cháu vẫn thường đứng trước đây -Cũng giơ bàn tay nhỏ bé lên vẫy chào mọi người trên chuyến tàu đang chầm chậm về xuôi.
Cố bằng mọi cách tôi đã tìm cách xuống ga xép dọc đường để gặp cậu bé hỏi chuyện về hai ông cháu đã bền bỉ đứng trên sân cả suốt mấy năm trời…
Cháu bé kể lại những ngày đầu theo ông ra sân ga…
- Cháu hỏi: Ông ơi sao ông quen nhiều người thế hả ông?
Ông bảo : Không ông ko quen mọi người đâu cháu..
- Vậy sao ngày nào ông cũng dắt cháu ra đây vẫy chào mọi người trên tàu về xuôi?
Ông trầm ngâm giây lát rồi bảo : Cháu biết không - ông từ tốn giảng giải - chuyến tàu về xuôi từ sân ga chính qua đây có rất nhiều người bắt đầu chuyến hành trình dài mà không có người thân đưa tiễn.Vậy nên ông cháu mình đứng đây vẫy chào mọi người, sẽ có những người hồ hởi vẫy chào lại và họ cảm thấy ấm áp trong lòng khi có những bàn tay vẫy chào.
Nhưng cũng sẽ có những người phân vân ngập ngừng vì không hiểu sao 2 ông cháu kia có quen biết gì mình mà lại vẫy chào tiễn mình về xuôi… Cứ như vậy họ sẽ thắc mắc và cảm thấy hình như mình có lỗi khi không nhớ ra người quen và những điều đó sẽ làm cho cả chuyến hành trình dài của họ trở nên ngắn hơn rất nhiều
Cháu bé hiểu ra và ko còn ngại theo ông ra sân ga nữa
Cho đến ngày ông qua đời …
Cháu bé càng hiểu hơn những điều giản dị ông đã làm cho đời mà ko cần nhận lại bất cứ điều gì.
Nó lại một mình thay ông ra sân ra làm cái việc mà nhiều người không bao giờ hiểu được…
…………….
….Mấy năm gần đây, xã hội càng phát triển, dân trí càng cao, đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, nhưng rõ ràng, sự nhận thức sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh hầu như dần mai một, những vụ án kinh hoàng xảy ra liên tiếp, mới thấy rằng, con người sống với nhau ích kỉ quá, sống vì bản thân mình hơn…….thật buồn phải ko các bạn!!!!
THẮNG HAO SEN ĐƯỢC CHO BÚ BIA CÒN MÌNH CHẲNG ĐƯỢC